Tiến động điểm nút Tiến động của Mặt Trăng

Các điểm nút là các điểm nơi quỹ đạo của Mặt Trăng cắt mặt phẳng hoàng đạo.

Một loại khác của tiến động quỹ đạo Mặt Trăng chính là tiến động của mặt phẳng quỹ đạo. Chu kỳ của tiến động điểm nút được định nghĩa là thời gian để điểm nút lên của quỹ đạo chuyển động hết một vòng 360° so với điểm xuân phân (điểm thu phân ở Nam Bán Cầu). Nó mất 18,6 năm và hướng chuyển động là từ đông sang tây, tức là ngược với chiều chuyển động của Trái Đất trên quỹ đạo quanh Mặt Trời nếu nhìn xuống từ thiên cực Bắc. Đây là lý do tại sao một tháng giao điểm hay chu kỳ giao điểm (thời gian để Mặt Trăng quay trở về chính điểm nút đó trên quỹ đạo) lại ngắn hơn một tháng thiên văn. Sau một chu kỳ tiến động điểm nút, số tháng giao điểm hơn số tháng thiên văn là đúng một tháng. Chu kỳ này khoảng 6793 ngày (hay 18,60 năm).

Một hệ quả của sự tiến động điểm nút là thời gian để Mặt Trời quay về đúng điểm nút của Mặt Trăng, hay năm nhật thực, ngắn hơn 18,6377 ngày so với một năm thiên văn. Số vòng quỹ đạo quanh Mặt Trời (năm) trong một chu kỳ tiến động điểm nút Mặt Trăng bằng chu kỳ quỹ đạo (một năm) chia cho sự chênh lệch này, trừ đi 1: 365,2422/18,6377 − 1.

Chu kỳ tiến động này ảnh hưởng tới độ cao của thủy triều. Trong một nửa chu kỳ các mức triều cao và triều thấp là kém khắc nghiệt hơn nửa sau của chu kỳ bởi thủy triều được khuếch đại lên với mức triều cao lớn hơn mức trung bình và mức triều thấp thấp hơn mức trung bình.[3]